Hiện tượng đứt dây chằng gối diễn ra khi một hoặc nhiều dây chằng đầu gối bị đứt, rách. Khi bị chấn thương này, người bệnh có thể nghe thấy tiếng “rắc” khi bị thương kèm theo cơn đau đột ngột và dữ dội. Sau khi bị thương khoảng 24 giờ, chỗ đau sẽ bắt đầu sưng lên. Về lâu dài, nếu không có giải pháp điều trị đứt dây chằng gối phù hợp có thể gây ra tình trạng teo cơ đùi, khiến người bệnh gặp trở ngại trong đi lại, hoặc tệ hơn là bị thoái hóa khớp gối
Đứt dây chằng đầu gối là gì?
Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng một hoặc nhiều dây chằng đầu gối bị đứt, rách. Khớp gối là loại khớp bản lề và một trong những khớp yếu nhất của cơ thể. Có bốn loại dây chằng chính ở đầu gối giúp nối xương đùi với xương chày (xương ống chân) bao gồm:
- Dây chằng chéo trước (ACL) – Dây chằng nằm ở trung tâm của đầu gối, điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày (xương ống chân).
- Dây chằng chéo sau (PCL) – Dây chằng nằm ở trung tâm của đầu gối, điều khiển chuyển động ra sau của xương chày (xương ống chân).
- Dây chằng chéo giữa (MCL) – Dây chằng tạo sự ổn định cho đầu gối bên trong.
- Dây chằng bên cạnh (LCL ) – Dây chằng tạo sự ổn định cho đầu gối bên ngoài.
Cách nhận biết chấn thương
Ngay sau khi đứt dây chằng đầu gối, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
- Cơn đau đến đột ngột vào dữ dội.
- Nghe tiếng “rắc” khi bị thương.
- Sưng trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bị thương.
- Có cảm giác lỏng lẻo ở khớp.
- Bị đau khi chân bị thương tiếp đất.
Sau một thời gian, người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu muộn của đứt dây chằng đầu gối là teo cơ ở bên đùi chân bị thương. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khớp gối lỏng lẻo và đau dẫn đến bệnh nhân ít vận động. Đối tượng dễ gặp hiện tượng này bao gồm những người ít vận động, đặc biệt là dân văn phòng.
Điều trị chấn thương đứt dây chằng gối thế nào?
Có 2 cách để điều trị hiện nay tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương là
Điều trị đứt dây chằng gối bằng phẫu thuật: Với những trường hợp đứt dây chằng đầu gối nặng, không thể điều trị bảo tồn, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để tái tạo dây chằng. Trong đó, thời điểm phẫu thuật tốt nhất là 3 tuần sau khi bị chấn thương. Sau khi đã phẫu thuật được khoảng 3 tuần, người bệnh sẽ tiến hành tập vật lý trị liệu và chỉ có thể chơi thể thao hoặc làm việc nặng ảnh hưởng nhiều đến đầu gối 9 tháng sau đó (tùy theo tốc độ phục hồi).
Điều trị đứt dây chằng gối bằng các phương pháp bảo tồn: Điều trị đầu gối bị đứt dây chằng bằng phương pháp bảo tồn phù hợp với những trường hợp dây chằng chưa đứt hoàn toàn, khớp gối còn vững, trẻ em còn sụn tăng trưởng… Với những trường hợp này, bác sĩ chủ yếu kê thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp cùng tập vật lý trị liệu để thúc đẩy sự hồi phục. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc sẽ gây hại cho cơ thể, vì thế người bệnh chỉ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phòng tránh chấn thương bằng cách nào?
Chấn thương dây chằng đầu gối khó có thể lường trước. Nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa có thể làm cho tình trạng này ít xảy ra hơn như:
- Tập thể thao thường xuyên nhưng cần đảm bảo cường độ tập luyện phù hợp.
- Luôn khởi động kỹ trước khi chơi thể thao hoặc vận động nặng.
- Nếu muốn tăng độ khó của tập luyện thể thao, bạn nên điều chỉnh từ từ để cơ thể thích ứng.
Trên đây là những điều cần biết về đứt dây chằng đầu gối. Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị đúng cách, người bệnh vẫn có thể đối mặt với nguy cơ teo cơ và suy giảm khả năng vận động. Do đó khi phát hiện dây chằng đầu gối bị đứt, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Bubadu hi vọng chút ít thông tin sẽ giúp các bạn phòng tránh và có cách chữa trị kịp thời cho chấn thương của mình